Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ - Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua


Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh không mẹ bầu nào mong muốn xảy ra vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng xấu. Tầm quan trọng của việc kiểm soát và duy trì đường huyết gần mức bình thường đạt mục tiêu điều trị trước, trong và sau sinh nhằm mục đích giảm tỷ lệ tai biến, dị tật và tử vong cho mẹ bầu và con trẻ.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường trong thai kì là căn bệnh phổ biến, khá nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kì. Bệnh xảy ra do sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai và sinh con.

 

Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh này để tránh gây biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kì ở lần mang thai thứ nhất sẽ mắc bệnh lại vào những lần mang thai sau.

 

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ:

 

– Đi tiểu nhiều và thường xuyên.

 

–  Khó kiểm soát việc ăn uống.

 

– Thị lực giảm, mắt bị mờ đi trong 1 thời gian ngắn.

 

– Thường xuyên cảm thấy bị khô miệng, khát nước.

 

– Vùng kín bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

 

– Các vết thương, các vết trầy xước… thường rất khó và lâu lành.

 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu. (2)

 

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).

 

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

 

Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:

 
  • Bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai;
  • Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;
  • Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường; 
  • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
  • Trên 35 tuổi;
  • Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;
  • Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
  • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).


Tiểu đường thai kì có nguy hiểm không? Biến chứng của tiểu đường thai kì là gì?

 

Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề cho phụ nữ mang thai và em bé:

 

Bệnh tiểu đường thai kỳ khi không kiểm soát tốt sẽ khiến lượng đường trong máu của em bé tăng cao. Cân nặng của trẻ sẽ phát triển hơn mức bình thường. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người mẹ trong vài tháng cuối của thai kỳ mà còn gây những khó khăn trong quá trình sinh nở.

  • Hàm lượng polyhydramnios – quá nhiều nước ối (chất lỏng bao quanh em bé) trong bụng mẹ, có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm hoặc gặp các vấn đề khi sinh
  • Khả năng sinh non (sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ) cao hơn.
  • Nguy cơ bị tiền sản giật – một tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị.
  • Em bé khi sinh ra sẽ bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt (vàng da) sau khi sinh.
  • Khả năng thai chết lưu, mặc dù trường hợp này tương đối hiếm.
  • Ngoài ra, việc bị tiểu đường thai kỳ cũng đồng nghĩa với người mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
 

Điều trị tiểu đường thai kì ở đâu?

Các mẹ bầu cần khám thai thường xuyên để được phát hiện, điều trị và tư vấn kịp thời nếu có vấn đề xảy ra với mẹ và bé. Tại Phòng khám Bác sĩ Nhật Bệnh Viện Từ Dũ, bác sĩ HỒ QUANG NHẬT sẽ theo dõi chặt chẽ chu kỳ mang thai, giúp mẹ bầu kiểm soát được hàm lượng đường trong cơ thể thông qua những xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương luôn cam kết “Trao bạn điều quý giá nhất.”

 

Để được tư vấn hoặc đặt lịch hẹn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ qua thông tin sau:: 

 

Phòng khám Bác sĩ Nhật Bệnh Viện Từ Dũ - do Thạc sĩ Bác sĩ HỒ QUANG NHẬT trực tiếp thăm khám và điều trị. Bác sĩ Nhật có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn tại các bệnh viện hàng đầu, tiếp nhận điều trị nhiều “ca khó” và lớn tuổi. 

CHI PHÍ THẤP NHẤT - THÀNH CÔNG CAO NHẤT!

 

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ NHẬT - BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Cơ sở 1: 92e bis đường hậu Giang, phường 6, quận 6, TP.HCM

Trung tâm y khoa papamama

Cơ sở 2: 1336 Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, Thủ Đức - TPHCM (sát cầu vượt Linh Xuân)

Trung tâm y khoa diva kingdom

Hotline: 094 774 5399

Email: drnhattudu@gmail.com

Website: www.thutinhongnghiemivf.com, www.bshoquangnhat.com


 

Có thể bạn quan tâm

Các mốc siêu âm và xét nghiệm trong…

Trong mỗi lần khám và kiểm tra định kỳ, các…

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để…

Độ mờ da gáy là sự kết tụ của chất…