Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Tiểu Đường Thai Kỷ 3 Tháng Cuối Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua


Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng như khó sinh do em bé quá to, sẩy thai, tiền sản giật (huyết áp cao liên quan đến thai kỳ), sinh non, thai chết lưu, em bé dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài cho mẹ. Tiểu đường cuối thai kỳ có những dấu hiệu nào và mẹ bầu nên cân nhắc sức khoẻ của mình như thế nào? Cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (gestational) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

2. Xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn nào của thai kỳ?

Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu thai phụ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở mức trung bình thì có thể sẽ được kiểm tra ở giai đoạn giữa tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.

Đối với các trường hợp có nguy cơ cao như: tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường; béo phì; có tình trạng bệnh lý liên quan đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường như hội chứng chuyển hóa hoặc hội chứng buồng trứng đa nang… bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thai phụ nên kiểm tra sớm hơn.

Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia về sức khỏe sinh sản, Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) khuyến khích các bác sĩ sàng lọc phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi bắt đầu mang thai. Nếu có các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra tình trạng của thai phụ trong lần khám tiền sản đầu tiên.

Bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nếu có bất kỳ giá trị đường huyết nào sau đây:

  • Mức đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 92 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 1 giờ lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 2 giờ lớn hơn hoặc bằng 153 mg/dL

Vì vậy, nếu có thể, bạn nên đi khám sức khỏe sớm trước khi mang thai để bác sĩ kiểm tra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cùng với sức khỏe tổng thể. Khi mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ như một phần của quá trình chăm sóc trước khi sinh.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn, nhất là trong 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ theo dõi lượng đường trong máu của thai phụ và sức khỏe của thai nhi.

3. Dấu hiệu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ:

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước và khô miệng mặc dù không ăn uống đồ mặn hay vận động thể lực nhiều;
  • Cơ thể mệt mỏi: mệt mỏi khi ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là chuyện bình thường nhưng nếu để ý kỹ hơn, mẹ bầu khi bị tiểu đường sẽ cảm thấy uể oải thường trực mặc dù không vận động nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì các tế bào không được nhận đủ lượng đường cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi;
  • Tiểu nhiều: bên cạnh nguyên nhân tiểu nhiều do chèn ép của thai nhi lên bàng quang thì đây cũng là một trong các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ cần hết sức lưu ý;
  • Triệu chứng khác: mắt mờ, sụt cân không rõ lý do, ngứa ngáy vùng kín,...

4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu:

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Nếu không được thăm khám kịp thời, căn bệnh này sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vậy nên các mẹ bầu nhất là các mẹ đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ nên đi khám thai đúng thời gian, đồng thời chọn một địa chỉ uy tín để được tư vấn và cho kết quả chính xác nhất.
Phòng khám bác sĩ Nhật bệnh viện Từ Dũ  có Thai sản trọn gói với đầy đủ các dịch vụ khám thai, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhanh chóng, kịp thời và chính xác sẽ đảm bảo cho các mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông”. Ngoài ra, ở đây còn được các mẹ bầu tìm đến và đánh giá cao bởi những yếu tố sau:

– Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, thâm niên công tác tại các bệnh viện tuyến đầu, dày dặn kinh nghiệm.

– Các mẹ sẽ được thăm khám, tư vấn chi tiết để đảm bảo mẹ và bé đều an toàn, mạnh khỏe trong suốt thai kì.

– Khi đăng ký và mua gói Thai sản TCI, các mẹ được khám thai không giới hạn, áp dụng bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm Y tế.

Chần chờ gì mà không đặt trọn niềm tin để Phòng khám bác sĩ Nhật bệnh viện Từ Dũ  đồng hành cùng mẹ và bé. Mọi chi tiết về thai sản nói chung và khám tiểu đường thai kỳ nói riêng xin liên hệ để được tư vấn tận tình và nhanh nhất.

 

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ NHẬT - BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Cơ sở 1: 92e bis đường hậu Giang, phường 6, quận 6, TP.HCM

Trung tâm y khoa papamama

Cơ sở 2: 1336 Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, Thủ Đức - TPHCM (sát cầu vượt Linh Xuân)

Trung tâm y khoa diva kingdom

Hotline: 094 774 5399

Email: drnhattudu@gmail.com

Website: www.thutinhongnghiemivf.com, www.bshoquangnhat.com

 

 

Có thể bạn quan tâm

Các mốc siêu âm và xét nghiệm trong…

Trong mỗi lần khám và kiểm tra định kỳ, các…

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để…

Độ mờ da gáy là sự kết tụ của chất…