Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để Làm Gì


 

1/ Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ của chất dịch ở vùng da sau cổ của thai nhi. Sự kết tụ chất dịch ở vùng cổ của thai nhi là điều hết sức bình thường, nhưng đối với những trường hợp trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down và một số hội chứng khác thì lượng chất dịch này tăng lên bất thường.

Description: đo độ mờ da gáy

Siêu âm, đo độ mờ da gáy được thực hiện ở tuần thai thứ 12 (11-13+-6 ngày) – Đây là mốc siêu âm cực kỳ quan trọng vì đây là khoảng thời gian duy nhất bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy, để dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…. 

Siêu âm trong giai đoạn này thường được chỉ định siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện 1 số dị tật như thai vô sọ, khhe hở thành bụng, tình trạng xương mũi…

2/ Tại sao phải đo độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy (ĐMDG) là khoảng tích tụ dịch dưới da vùng sau gáy của thai nhi, được đo bằng siêu âm từ tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, hoặc khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45mm đến 84mm.

Tất cả các em bé khỏe mạnh đều có lớp dịch ở sau gáy này, nhưng thai nhi mắc hội chứng Down và một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác có lớp dịch này tăng cao hơn bình thường. Đó là lý do vì sao siêu âm đo ĐMDG được dùng để giúp sàng lọc bệnh Down.

Nếu ta thực hiện đo độ mờ da gáy khi thai nhi đã quá 14 tuần thì kết quả độ mờ da gáy lại trở về bình thường (nhưng điều này không có nghĩa là thai nhi bình thường), như vậy sẽ mất đi ý nghĩ acura kết quả đo. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm đo từ tuần 11 đến tuần 14 là vô cùng quan trọng nên các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý mốc thai kỳ này.

3/ Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường

Nếu bé có kích thước từ 45 – 84mm, độ mờ da gáy thông thường sẽ dưới 2,5mm. Những thai nhi có độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm, nguy cơ mắc hội chứng Down khá thấp. Còn nếu độ mờ da gáy là 6mm, nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao.

  • Thai nhi 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.

Độ mờ da gáy bất thường là lớn hơn đường percentile 95e so với chiều dài đầu mông (CRL – ) tương ứng. Ví dụ thai có CRL 85mm thì độ mờ da gáy bất thường nếu lớn hơn 2.5mm.

4/ Một số lưu ý khi đo độ mờ da gáy


Trong trường hợp, chỉ số độ mờ da gáy cao kết hợp với các bất thường khác, bác sĩ sẽ khuyến cáo làm các xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn phù hợp như: Double test, NIPT, chọc ối hoặc sinh thiết gai rau… để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.​

Vẫn có một số trường hợp cho kết quả nguy cơ cao nhưng khi sinh ra, con vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng đây chỉ là xác suất nhỏ và các mẹ tuyệt đối không được chủ quan, cần kết hợp làm thêm một số loại xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để có độ chính xác nhất. ​
 
Trên thực tế có nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm thì thai nhi vẫn phát triển bình thường. Nhưng khi sinh ra, thai nhi lại có những biểu hiện bất thường. Nguyên nhân là do khi siêu âm thai mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” để siêu âm đo độ mờ da gáy.​

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ NHẬT - BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Cơ sở 1: 92ebis đường hậu Giang, phường 6, quận 6, tphcm
Trung tâm y khoa papamama

Cơ sở 2: 1336 kha vạn cân phường linh trung thủ Đức-tphcm(sát cầu vượt linh xuân)
Trung tâm y khoa diva kingdom

Hotline: 094 774 5399

Email: drnhattudu@gmail.com

Website: www.thutinhongnghiemivf.com, www.bshoquangnhat.com