Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Mắc U Xơ Tử Cung Khi Mang Thai Nên Chú Ý Những Gì?


U xơ tử cung khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng khi mang thai. Tuy rằng những khối u này thường lành tính nhưng nó cũng có nguy cơ tăng dần về kích thước và gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy mắc u xơ tử cung khi đang mang thai cần chú ý những điều gì?

1. U xơ tử cung là gì?

U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung là một bệnh lý lành tính của tử cung. U xơ là những khối u được cấu tạo bởi các tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi, chúng phát triển trong tử cung. Người ta ước tính rằng 70 – 80% phụ nữ sẽ phát triển khối u xơ trong tử cung ở một khoảng thời gian trong cuộc đời, tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng hoặc cần điều trị. 

Khi phát hiện u xơ cổ tử cung, bác sĩ thường quan tâm đến vị trí, kích thước và số lượng khối u trên tử cung cũng như những triệu chứng bệnh gây ra. Tuỳ vào tình trạng, kích thước và số lượng khối u, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau.

Theo thời gian, kích thước khối u sẽ to lên nhưng rất chậm. Khi người phụ bước vào thời kỳ mãn kinh, kích thước khối u sẽ có xu hướng nhỏ dần đi. Tuy nhiên, nếu qua thăm khám phát hiện khối u to lên nhanh bất thường thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính.

Những dấu hiệu nghi ngờ u xơ tử cung cần đi khám

2. Phân loại u xơ cổ tử cung

Cùng với kích thước và số lượng khối u, thì phân loại khối u cũng là điều có thể ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị. Dựa vào vị trí của khối u có thể chia ra 3 loại u xơ chính bao gồm:

  • U xơ dưới thanh mạc: Đây là loại khối u thường gặp nhất trong u xơ tử cung, khối u phát triển từ cơ tử cung hướng ra phía ngoài tử cung, tạo khối rõ ràng, có trường hợp khối u có thể có cuống gây xoắn và hoại tử u.
  • U xơ trong cơ tử cung: Đây là khối u nằm hoàn toàn trong cơ tử cung, thường có nhiều khối làm cho tử cung to lên.
  • U xơ dưới niêm mạc: Đây là loại u xơ ít gặp nhất, khối u phát triển từ cơ tử cung nhưng hướng và về phía lòng tử cung, đội lớp niêm mạc lên, có trường hợp khối u phát triển to ra và chiếm hết toàn bộ tử cung. Một số trường hợp u có cuống có thể thò ra ngoài dẫn tới nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp u xơ có thể xảy ra trong dây chằng rộng (trong dây chằng), vòi trứng, hoặc cổ tử cung.

3. Những nguy cơ rủi ro về sức khỏe đối với bệnh nhân mắc u xơ tử cung khi mang thai:

Nguy cơ rủi ro của tình trạng u xơ tử cung đối với mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí khối u, kích thước khối u, số lượng khối u hoặc thời gian xuất hiện khối u. Dưới đây là một số rủi ro mà mẹ bầu và thai nhi có thể phải đối mặt nếu bị u xơ tử cung, qua từng giai đoạn thai kỳ. 

3.1. Nếu bị u xơ tử cung trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Đây là giai đoạn mà những khối u xơ tử cung có khả năng xuất hiện cao nhất. Nguyên nhân là vì ở giai đoạn này, nội tiết của người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng sản xuất estrogen. Trong khi đó, estrogen lại là loại hormone mà những khối u xơ rất cần để phát triển. 

3.2. U xơ tử cung dễ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Nếu bị u xơ tử cung ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể bị đau bụng hay xuất hiện tình trạng xuất huyết bất thường. Càng nghiêm trọng hơn là họ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai. Những khối u càng lớn, số lượng khối u càng nhiều thì nguy cơ sảy thai sẽ càng tăng. 

3.3. Nếu bị u xơ tử cung ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn mà tử cung của người phụ nữ cần được mở rộng để thai nhi có không gian phát triển vì thế những khối u sẽ bị chèn ép. Cũng chính vì điều này, mẹ sẽ phải phải một số vấn đề như sau: 

Mẹ cảm thấy đau đớn: Khi bị chèn ép, khối u sẽ khiến bạn hay bị đau quặn bụng. Một số trường hợp khối u vẫn tăng về kích thước nhưng không nhận được đủ lượng máu nuôi dưỡng khiến mẹ bầu phải chịu những cơn đau dữ dội và đồng thời tăng nguy cơ sảy thai.

u xơ tử cung khi mang thai cần lưu ý những gì

3.4. U xơ tử cung trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai

Nhau bong non: Những khối u xơ tử cung cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhau bị bong ra khỏi thành tử cung khi thai nhi chưa được sinh ra. Khi đó, thai nhi sẽ không còn nhận được dòng máu nuôi dưỡng từ cơ thể mẹ, còn mẹ sẽ có nguy cơ bị mất máu nhiều. Chính vì thế, nhau bong non có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. 

U xơ tử cung khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non: Vì sự ảnh hưởng của những khối u xơ mà mẹ có thể sinh trước tuần thai thứ 37. 

3.5. U xơ tử cung trong giai đoạn chuyển dạ

Đối với những mẹ bầu bị mắc u xơ tử cung trong giai đoạn chuyển dạ, nhiều trường hợp bác sĩ thường chỉ định sang sinh mổ. Nếu khi chuyển dạ sinh thường, khối u xơ sẽ làm giảm khả năng co bóp của tử cung khiến cổ tử cung không mở và một số khối u xơ tử cung ơ vị trí eo tử cung sẽ ảnh hương quá trình lọt của ngôi thai làm chậm quá trình sinh nở.

Ngoài ra, những phụ nữ mắc u xơ tử cung khi mang thai thì nhiều khả năng ngôi thai sẽ bị ngược, tức là mông của em bé sẽ ở phần dưới của tử cung, nên các bác sĩ thường chỉ định sinh mổ đối với những trường hợp này. 

Thông thường sau khoảng 3 đến 6 tháng kể từ khi sinh em bé, những khối u xơ tử cung này có thể giảm về kích thước đi.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Các mốc siêu âm và xét nghiệm trong…

Trong mỗi lần khám và kiểm tra định kỳ, các…

Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy Để…

Độ mờ da gáy là sự kết tụ của chất…