Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Các mốc siêu âm và xét nghiệm trong thai kỳ cần làm


Siêu âm xác định túi thai, phôi thai sống (5 – 10 tuần)
Siêu âm độ mờ da gáy (Khảo sát dị tật thai nhi) (11-13 tuần) – Xét nghiệm NIPT – Xét nghiệm đánh giá thiếu máu
Siêu âm Soft Marker (phát hiện sớm dấu ấn dị tật thai nhi) (17-20 tuần, 3D)
Siêu âm hình thái khảo sát các dị tật thai nhi (22-26 tuần, 4D-5D)

Siêu âm khảo sát tim thai nhi (24-30 tuần) – Xét nghiệm đường thai kỳ
Siêu âm cấu trúc thai 5D HD live (> 26 tuần)
Siêu âm khảo sát cân nặng, Doppler và sức khoẻ thai nhi (> 32 tuần)
Siêu âm đánh giá tăng trưởng thai, Doppler và sức khoẻ thai nhi (> 34 tuần)

Siêu âm dị tật thai kéo dài bao lâu?

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút.

Vì vậy, thỉnh thoảng thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.

Các mốc siêu âm thai tối thiểu cần thực hiện

Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau, nhưng có  thời điểm siêu âm trong thai kỳ mà các Bác sỹ khuyến cáo thật sự cần thiết:

  • Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (đo độ mờ da gáy) – Xét nghiệm NIPT – Xét nghiệm đánh giá thiếu máu
  • Từ 17 tuần đến 20 tuần (Soft marker)
  • Từ > 20 tuần (khảo sát dị tật thai; 4D-5D)
  • Từ 24-30 tuần Siêu âm khảo sát tim thai nhi – Xét nghiệm đường thai kỳ
  • Từ > 30 tuần – 32 tuần (Doppler, cân nặng thai nhi)

Các chỉ số thai nhi theo từng giai đoạn 

Từ 0 – 4 tuần tuổi 

Ở giai đoạn này, phôi thai mới bắt đầu phát triển nên còn rất nhỏ, hầu hết các mẹ đều khó nhận biết sự thay đổi của cơ thể và chỉ phát hiện khi bị trễ kinh hay nhờ các dấu hiệu của ốm nghén. 

Thậm chí có các trường hợp sau khi thử que phát hiện mang thai nhưng túi thai chưa dịch chuyển vào tử cung thì kể cả siêu âm cũng khó phát hiện. Do vậy mà ở thời điểm này, việc siêu âm chủ yếu thường để khẳng định rằng mẹ có thật sự mang thai hay không chứ chưa thể theo dõi được các chỉ số. 

Từ 4 – 7 tuần tuổi

Khi đến giai đoạn này, phôi thai đã có những hình thành nhất định, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường kính túi thai và từ tuần thứ 7 trở đi thì có thể đo chiều dài đầu mông của em bé. 

Tuổi thai

 

(tuần)

CRL (mm) GS (mm)
4   3 – 6
5   6 – 12
6 4 – 7 14 – 25

Từ 7 – 20 tuần tuổi

Sau tuần thứ 7, thai bắt đầu trải qua những giai đoạn phát triển mới và nhiều chỉ số có thể được xác định thông qua siêu âm. Đến tuần thứ 13 thì hầu hết các chỉ số thai nhi đều có thể đo được. 

Tuổi thai 

 

(tuần)

CRL (mm) BDP (mm) FL (mm) cân nặng (g)
7 9 – 15     0,5 – 2
8 16 – 22     1 – 3
9 23 – 30     3 – 5
10 31 – 40     5 – 7
11 41 – 51     12 – 15
12 53     18 – 25
13 74 21   35 – 50
10 87 25 14 60 – 80
15 101 29 17 90 – 110
16 116 32 20 121 – 171
17 130 36 23 150 – 212
18 142 39 25 185 – 261
19 153 43 28 227 – 319
20 164 46 31 275 – 387

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (đo NT – độ mờ da gáy)

  • Siêu âm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể.
  • Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất).
  • Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
  • Chẩn đoán số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
  • Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai.
  • Đánh giá khoảng mở trong não (IT) theo tiêu chuẩn FMF để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
  • Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.

Siêu âm tầm soát dị tật thai 17 tuần đến 20 tuần (Siêu Âm Soft marker) 

Siêu Âm Soft marker được xem là một bất thường rất nhỏ của thai.

Các dấu hiệu chỉ điểm gợi ý bất thường của thai trên siêu âm hay gọi là “soft marker”. Giúp phát hiện các bất thường giai đoạn sớm của thai kỳ.
Phương pháp tầm soát lệch bội thường được áp dụng bằng siêu âm
Khoảng thời gian tốt nhất trong thai kỳ để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai 18 tuần là thời điểm có thể bắt đầu đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá.

Siêu âm hình thái thai > 21 – 22 tuần – Siêu âm 4 chiều (4D)

  • Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.
  • Quan sát gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không.
  • Quan sát cột sống của bé, đảm bảo các xương đều đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở cột sống.
  • Quan sát thành bụng, đảm bảo thành bụng liên tục, che phủ tất cả các cơ quan bên trong.
  • Quan sát tim thai, đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim.
  • Quan sát dạ dày của bé.
  • Quan sát 2 thận và bàng quang của bé. Đảm bảo có đủ 2 thận, cấu trúc bình thường, hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.
  • Quan sát cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé. Là thời điểm tốt nhất để đánh giá, đảm bảo bàn tay, bàn chân đủ ngón, chân tay hoạt động bình thường.
  • Quan sát bánh rau, dây rốn và