Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng này gây ra do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và xuất hiện nhiều nhất từ tuần thứ 37, chiếm tỉ lệ khoảng 5-8% trong tổng số phụ nữ mang thai.
Bệnh xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường… có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ) và làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.
Tùy mức độ nặng nhẹ, tiền sản giật sẽ biểu hiện thành các triệu chứng bất thường như huyết áp tăng đột ngột, thở gấp, co giật… Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nhận thức được hết tầm nguy hiểm của biến chứng thai kỳ này.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng, hiện tượng tiền sản giật có thể xuất phát từ nhau thai. Đây là cơ quan nuôi dưỡng thai nhi phát triển suốt thai kỳ.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu sẽ phát triển để đưa lượng máu cần thiết đến nhau thai, giúp nuôi dưỡng bào thai lớn lên. Thế nhưng, ở những mẹ bầu bị tiền sản giật, các mạch máu ấy lại phát triển không đầy đủ. Chúng thường hẹp hơn mạch máu bình thường và cũng vì thế mà đáp ứng không đúng với kích thước nội tiết tố. Từ đó, lượng máu truyền đến nhau thai cũng giảm dần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do lượng máu đến tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương hoặc cũng có thể do gen và mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.
Có một vài yếu tố được cho là có nguy cơ gây nên biến chứng nguy hiểm này cho bà bầu:
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu người mẹ bị tiền sản giật nhưng chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Trong thời gian đang mang thai, tiền sản giật khiến cho rau thai bị bong non khiến cơ thể mẹ bầu bị chảy máu nhiều gây choáng váng đầu óc. Nguy hiểm hơn còn khiến máu của mẹ bị đông rải rác trong cơ thể - đây là một trong biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó điều trị.
Tiền sản giật gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể của mẹ như làm gan bị suy giảm chức năng, suy thận cấp (biến chứng xảy ra chiếm tỉ lệ đến 23% sản phụ từng bị tiền sản giật), sau khi sinh hoặc trong quá trình chuyển dạ mẹ có thể bị suy tim cấp và phù phổi vô cùng nguy hiểm. Tiền sản giật cũng là một trong những yếu tố gây nên hội chứng HELLP ở mẹ với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 35%.
Một số trường hợp tiền sản giật nặng thì bắt buộc phải kết thúc thời gian mang thai sớm vì vậy em bé phải sinh non thiếu tháng khiến cho bé ốm yếu và bị suy dinh dưỡng. Nặng hơn, thai nghi có thể bị mất sự sống ngay khi nằm trong bụng mẹ (thai chết lưu) hoặc tử vong ngay sau khi vừa chào đời.
Các chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò thiết yếu, giúp hạn chế tiền sản giật cho mẹ bầu.
Tiền sản giật là tình trạng rất nguy hiểm đối với mẹ bầu. Chính vì thế, phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc làm mà các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Để chẩn đoán chính xác sản phụ có bị tiền sản giật hay không thì bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, từ đó xác định tình trạng tiền sản giật để có các phác đồ điều trị kịp thời.
Xem xét các dấu hiệu dễ thấy bên ngoài cơ thể và theo cảm nhận của người bệnh như: phát hiện phù, kiểm tra nồng độ protein ở mẫu nước tiểu trong 24 giờ, kiểm tra huyết áp lớn hơn 140/90mgH. Bên cạnh đó, còn tiến hành kiểm tra màu sắc da, niêm mạc dưới da, thị lực, phổi, tim và bụng của sản phụ.
Khi tiến hành khám cận lâm sàng thì mẹ bầu cần phải thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, chức năng thận, chức năng gan, protein máu, điện giải, đặc biệt cần quan tâm đến lượng hồng cầu, lượng tiểu cầu để chẩn đoán xem có gặp phải trường hợp HC HELLP hay không.
Ngoài ra, còn tiến hành kiểm tra thai nhi để đánh giá sự phát triển của thai nhi, đánh giá tình trạng thai thông qua chỉ số sinh tồn và xem xét nhịp tim của thai. Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật: XN máu để đo nồng độ PIGF (yếu tố tăng trưởng bánh rau) được thực hiện từ tuần 11 - 13 tuần 6 ngày.
PHÒNG KHÁM BÁC SĨ NHẬT - BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Cơ sở 1: 92ebis đường hậu Giang, phường 6, quận 6, tphcm
Trung tâm y khoa papamama
Cơ sở 2: 1336 kha vạn cân phường linh trung thủ Đức-tphcm(sát cầu vượt linh xuân)
Trung tâm y khoa diva kingdom
Hotline: 094 774 5399
Email: drnhattudu@gmail.com