Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Quy trình đi khám phụ khoa như thế nào?


 

1. Khám phụ khoa gồm khám những gì?

Phụ khoa là cụm từ ám chỉ những bộ phận ở cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ, bao gồm âm đạo, âm hộ, buồng trứng, cổ tử cung,… Chức năng của chúng là để tạo nên bộ phận sinh dục hoàn chỉnh ở cơ thể của nữ giới, đồng thời đảm nhiệm khả năng sinh sản của chị em.

Khi cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, chị em sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, ẩm ướt, sưng tấy đỏ, khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu,… ở vùng kín. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Khi gặp phải những dấu hiệu trên, chị em nên nhanh chóng đi khám phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra và có phương án xử trí kịp thời.

Khám phụ khoa là quá trình khám tổng quát toàn bộ cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ bao gồm âm đạo, âm hộ, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… Quá trình khám phụ khoa này diễn ra vô cùng cẩn thận và chi tiết, từ khâu thăm khám lâm sàng cho tới khâu tiến hành thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất việc chị em có đang mắc phải căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào hay không.

 

2. Các bước khám phụ khoa cơ bản

Thông thường, khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau:

Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân

Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiểu sử bị của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.

Thăm khám bên ngoài

Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.

Khám âm đạo

Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

Xét nghiệm dịch âm đạo

Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

Khám tử cung

Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.

Xét nghiệm

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu., xét nghiệm tâm fsoát KCTC

Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

3. Những điều chị em nên lưu ý trước khi đi khám phụ khoa

Mặc dù quy trình khám phụ khoa rất đơn giản, nhưng chị em vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Không nên đi khám phụ khoa vào những ngày hành kinh vì sẽ có nhiều phương pháp khám không được thực hiện trong thời gian này. Bên cạnh đó, nó sẽ khiến quá trình khám phụ khoa của bác sĩ bị cản trở vì vùng kín của chị em lúc này rất dễ bị tổn thương.

– Duy trì tâm lý thoải mái nhất, nên gạt bỏ những lo lắng và áp lực trong đầu để quá trình khám phụ khoa diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để việc khám phụ khoa được diễn ra chính xác nhất. Đồng thời, chị em cũng không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.

– Không nên đi khám phụ khoa khi vừa quan hệ tình dục xong vì kết quả lúc này sẽ không chính xác. Tốt nhất, chị em nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 – 3 ngày rồi mới đi khám.

– Nên lựa chọn những bệnh viện uy tín và an toàn, có cơ sở hạ tầng sạch sẽ, khang trang, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, có trình độ để kết quả khám phụ khoa chính ác nhất.

Qua chia sẻ trên đây, hy vọng các chị em đã hiểu rõ về quy trình đi khám phụ khoa như thế nào. Khám phụ khoa là việc nên thực hiện định kỳ, không nên đợi tới  khi cơ quan sinh sản có dấu hiệu cảnh báo mới đi khám. Tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm nhất những bất thường nếu có.

 

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ NHẬT - BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Cơ sở 1: 92ebis đường hậu Giang, phường 6, quận 6, tphcm
Trung tâm y khoa papamama

Cơ sở 2: 1336 kha vạn cân phường linh trung thủ Đức-tphcm(sát cầu vượt linh xuân)
Trung tâm y khoa diva kingdom

Hotline: 094 774 5399

Email: drnhattudu@gmail.com

Website: www.thutinhongnghiemivf.com, www.bshoquangnhat.com

Có thể bạn quan tâm

Vitamin E có cần thiết cho mẹ bầu…

Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực…

Cách tính ngày dự sanh chính xác

Tuổi thai nhi thường được tính theo số tuần mang…

Bảng cân nặng chuẩn theo tuổi thai

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ số…