Thạc sĩ.Bác sĩ Hồ Quang Nhật bệnh viện Từ Dũ-bs nhat tu du-bsnhattudu

Bảng cân nặng chuẩn theo tuổi thai


Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi:

  • Yếu tố di truyền, chủng tộc: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của thai nhi.
  • Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì thường có nguy cơ sinh con lớn, nặng cân hơn.
  • Vóc dáng của mẹ: Nếu mẹ có tạng người to lớn thì thai nhi cũng dễ to hơn bình thường.
  • Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, mẹ nếu tăng cân quá nhiều thì khả năng thai nhi cũng có cân nặng vượt mức dẫn đến nhiều khả năng mẹ phải chọn phương pháp đẻ mổ.
  • Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.
  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai thì cân nặng của từng bé cũng có thể ít hơn bình thường.

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ có thể tham khảo để theo dõi sự phát triển của em bé.

  • Tuy nhiên, mẹ không cần phải miễn cưỡng để cố đạt được 100% các chỉ số như trong bảng cân nặng thai nhi này.
  • Bởi vì ngay từ những tháng đầu của thai kỳ, chiều cao, cân nặng của mỗi thai nhi đã có đã có sự khác nhau.

 

  Chiều dài
Tuần thứ 8 1.6cm 1g
Tuần thứ 9 2.3cm 2g
Tuần thứ 10 3.1cm 4g
Tuần thứ 11 4.1cm 7g
Tuần thứ 12 5.4cm 14g
Tuần thứ 13 7.4cm 23g
Tuần thứ 14 8.7cm 43g
Tuần thứ 15 10.1cm 70g
Tuần thứ 16 11.6cm 100g
Tuần thứ 17 13cm 140g
Tuần thứ 18 14.2cm 190g
Tuần thứ 19 15.3cm 240g
Tuần thứ 20 16.4cm 300g
Tuần thứ 21 25.6cm 360g
Tuần thứ 22 27.8cm 430g
Tuần thứ 23 28.9cm 501g
Tuần thứ 24 30cm 600g
Tuần thứ 25 34.6cm 660g
Tuần thứ 26 35.6cm 760g
Tuần thứ 27 36.6cm 875g
Tuần thứ 28 37.6cm 1.005g
Tuần thứ 29 38.6cm 1.153g
Tuần thứ 30 39.9cm 1.319g
Tuần thứ 31 41.1cm 1.502g
Tuần thứ 32 42.4cm 1.702g
Tuần thứ 33 43.7cm 1.918g
Tuần thứ 34 45cm 2.146g
Tuần thứ 35 46.2cm 2.383g
Tuần thứ 36 47.4cm 2.622g
Tuần thứ 37 48.6cm 2.859g
Tuần thứ 38 49.8cm 3.083g
Tuần thứ 39 50.7cm 3.288g
Tuần thứ 40 51.2cm 3.462g

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ số cân nặng của thai nhi sau thăm khám. Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Vitamin E có cần thiết cho mẹ bầu…

Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực…

Cách tính ngày dự sanh chính xác

Tuổi thai nhi thường được tính theo số tuần mang…

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai…

Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 24 – 30,…